So với việc đăng ký học bằng lái B2 , những quy định học bằng lái xe hạng C sẽ có chút khác biệt. Mặc dù kiều kiện đăng ký học bằng lái hạng C không quá phức tạp nhưng bạn cũng không nên bỏ qua. Hãy cùng tìm hiểu về điều kiện đăng ký học bằng hạng C trong bài viết này của chúng tôi nhé!
Bằng lái xe tải hạng C là gì?
Bằng lái xe ô tô hạng C theo quy định được cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng), ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên và tất cả các loại xe ô tô được quy định hợp lệ của bằng lái xe B1, B2. Người lái xe phải có độ tuổi từ 21 tuổi trở lên, đủ điều kiện sức khỏe yêu cầu.
Tổng hợp những quy định học bằng lái xe hạng C
Việc đăng ký học bằng lái xe ô tô tại Việt Nam có thể nói là khá dễ dàng. Nhưng để học lái xe hạng C thì bạn cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:
Độ tuổi quy định học bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe ô tô hạng C cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng), ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Độ tuổi học bằng lái xe ô tô hạng C được quy định là 21 tuổi tính đến ngày thi sát hạch. Như vậy, người điều khiển phương tiện muốn thi sát hạch bằng hạng C phải có năm sinh từ năm 2000 trở lên.
Người học bằng lái xe ô tô hạng C phải có đủ sức khỏe theo quy định. Hồ sơ đăng ký học lái xe hạng C phải có giấy khám sức khỏe bệnh viện đa khoa trở lên.
GPLX hạng C có thời hạn 5 năm tính từ ngày cấp. Quá 5 năm, người sở hữu bằng lái phải làm thủ tục đổi bằng lái xe.
Điều kiện sức khỏe để học bằng lái xe tải hạng C
Khi nộp hồ sơ thi bằng lái hạng c, bạn phải cung cấp giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp, đóng dấu giáp lai trên ảnh và phải có chữ ký của bác sĩ chuyên khoa mới hợp lệ.
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì bạn không đủ điều kiện đăng ký học và thi bằng lái hạng C:
- Mắc các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị quá 7 độ; loại thị quá 4 độ; mắt bị quáng gà hoặc bị loạn sắc; mắc các bệnh về võng mạc.
- Mắc các bệnh về tai như: tai rõ hoặc không xác định được các phương hướng âm thanh phát ra trong một khoảng cách nhất định từ 0-50m.
- Mắc các bệnh về tim mạch: người bị hở van tim ở mức độ nặng theo chẩn đoán của bác sĩ…
- Mắc các dị tật ở tay, chân như: bàn tay không đủ 4 ngón hoặc không còn ngón tay cái, bị mất một chân hoặc bị teo chân.
- Mắc các bệnh khác như: có tiền sử bị động kinh, co giật và các bệnh truyền nhiễm; cân nặng không đủ 46kg và chiều cao dưới 1m5 thì sẽ không đủ điều kiện để thi bằng lái hạng C.
Giấy khám sức khỏe do bệnh viện, trung tâm y tế cấp quận, huyện, thành phố xác nhận dấu giáp lai, hình thẻ và xác nhận của bác sỹ chuyên khoa, được cấp trong 3 tháng gần nhất (mẫu giấy khám sức khỏe để học lái xe, thi bằng lái xe).
Hi vọng, những thông tin chúng tôi tổng hợp và chia sẻ hôm nay sẽ giúp các bạn nắm rõ các quy định học bằng lái xe hạng C từ đó việc chuẩn bị các thủ đăng ký học nhanh chóng hơn. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có nhiều thông tin hữu ích nhé.
Tham khảo bài viết:
- Bằng lái xe hạng C lái được xe bao nhiêu chỗ? Điều kiện học và thi
- Hướng dẫn 11+ bài sa hình thi bằng lái hạng C cho người mới